Thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (HSA): “Hiện thực hóa” ước mơ trúng tuyển ĐH sớm
Thứ tư, 21/12/2022, 08:35 AM
Chia sẻ
Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) do ĐHQG Hà Nội tổ chức cho đến nay đã được nhiều trường ĐH sử dụng trong xét tuyển ĐH với sự tham gia đông đảo của các thí sinh, nhất là ở khu vực phía Bắc. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về kỳ thi này để nắm chắc “tấm vé vàng” giúp em trúng tuyển sớm vào trường ĐH mơ ước nhé!
1. Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) là gì?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức có tên gọi là Highschool Student Assessement – HSA hướng tới đánh giá thí sinh dựa trên các nhóm năng lực, kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình học tập tại trường THPT.
Đề thi hướng tới đánh giá năng lực toàn diện, hạn chế tình trạng học tủ, học lệch hay ôn luyện thi cấp tốc của thí sinh.
Kỳ thi HSA đang được 60 trường ĐH sử dụng trong xét tuyển, thu hút đông đảo số lượng thí sinh tham dự, nhất là ở khu vực phía Bắc.
2. Cấu trúc đề thi
Với ngân hàng câu hỏi khổng lồ được kết hợp giữa ngân hàng đề thi đánh giá năng lực năm 2016, 3.500 câu hỏi được xây dựng giai đoạn 2017-2020 đồng thời được bổ sung, đổi mới liên tục, kỳ thi HSA đảm bảo tính toàn diện, cân bằng về độ khó giữa các đề thi.
Cấu trúc đề thi như sau:
Tư duy định lượng
Tư duy định tính
Khoa học TN – XH
Tổng
Đơn vị kiến thức
Toán thống kê và xử lý số liệu
Văn học – Ngôn ngữ
Lý – Hóa – Sinh – Sử – Địa…
Số câu hỏi
50
50
50
150
Điểm
50
50
50
150
Thời gian (phút)
75
60
60
195
Hình thức
Trắc nghiệm + Điền đáp án
Trắc nghiệm
Trắc nghiệm + Điền đáp án
3. Hình thức thi
3.1 Đăng ký dự thi
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên website khaothi.vnu.edu.vn và tự lựa chọn đợt thi, địa điểm thi, ca thi, giờ thi…
Dự kiến cổng đăng ký tiếp nhận thí sinh đăng ký từ tháng 2/2023.
3.2 Lệ phí thi
Lệ phí dự thi HSA là 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi, thí sinh phải nộp lệ phí trong vòng 4 ngày kể từ khi đăng ký ca thi.
Các thí sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ miễn giảm phí.
3.3 Hình thức làm bài thi
Thí sinh thực hiện bài thi trên máy tính tuần tự từ phần 1 (tư duy định lượng), phần 2 (tư duy định tính) tới phần 3 (khoa học TN-XH). Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính tự động chuyển sang phần tiếp theo.
Sau khi kết thúc bài thi, kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy tính.
3.4 Thời gian, địa điểm, số đợt thi
Năm 2023, ĐHQG Hà Nội tổ chức 8 đợt thi rải rác từ tháng 3 đến tháng 6 tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên. Xem chi tiết
Ngoài ra, Trung tâm Khảo thí cũng dự kiến điều chỉnh số lượt đăng ký dự thi. Thí sinh chỉ được tham gia tối đa 2 lượt thi/năm, khoảng cách giữa 2 đợt thi tổi thiếu là 4 – 6 tuần (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.
4. Danh sách trường sử dụng kết quả thi trong xét tuyển
Hiện tại, đã có 60 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) trong xét tuyển. Ngoài ra, 2 trường Đại học Quốc gia đã chính thức công nhận tương đồng kết quả 02 kỳ thi ĐGNL. Do đó, thí sinh tham gia thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội cũng có thể quy đổi điểm để xét tuyển vào các trường ở khu vực phía Nam.
5. Quy mô, phổ điểm thi
Phổ điểm thi HSA được đánh giá là tương đối ổn định, có tính phân hóa tốt. (Theo ĐH Quốc gia Hà Nội)